Kinh nghiệm du lịch Nhật Bản tự túc 7 ngày: Chi tiết - Dễ áp dụng

CEO Hạnh David
Dưới đây là những chia sẻ cực kỳ chi tiết của bạn Mai Quốc Việt về chuyến hành trình du lịch Nhật Bản tự túc trong vòng 7 ngày, mời các bạn cùng iVIVU.com tham...

Dưới đây là những chia sẻ cực kỳ chi tiết của bạn Mai Quốc Việt về chuyến hành trình du lịch Nhật Bản tự túc trong vòng 7 ngày, mời các bạn cùng iVIVU.com tham khảo nhé.

Kinh nghiệm du lịch Nhật Bản tự túc 7 ngày: Siêu chi tiết - Dễ áp dụng

Theo bạn Mai Quốc Việt, trước đây vé máy bay bay thẳng đến Nhật khoảng 15-20 triệu đồng/ khứ hồi chưa kể đến chi phí chi tiêu (đi lại, ăn ở) bên này nổi tiếng là đắt đỏ nên việc du lịch Nhật Bản cũng khiến nhiều người phải đắn đo. Nửa năm trở lại đây, Jetstar có mở đường bay thẳng đến Osaka với giá vé khuyến mãi siêu rẻ, chỉ từ 4 triệu đồng/khứ hồi (đã bao gồm thuế, phí) nên không phải suy nghĩ nhiều, mình đã nhanh chóng lập team, book vé để thực hiện ước mơ bấy lâu nay.

Sau đây, mình sẽ chia sẻ chi tiết hành trình đi qua 4 thành phố Osaka - Kyoto - Tokyo - Hakone, tạm gọi là Đông Du Ký - 7 ngày ở Nhật Bản xinh đẹp.

Vé máy bay

Qua tìm hiểu, mình thấy Jetstar Pacific là hãng có vé bay thẳng đến sân bay quốc tế Kansai (KIX - Osaka) rẻ nhất trong các hãng hàng không. Thời điểm nhóm mình mua vé (trước khi bay gần 3 tháng) giá vé rẻ nhất là khoảng 4 triệu đồng/khứ hồi tùy theo ngày bay, còn mình mua là 5,3 triệu đồng/khứ hồi bay vào ngày 08/05-14/05/2018. Các bạn chịu khó đăng ký nhận thông tin khuyến mãi từ hãng để săn được vé rẻ.

Image Ảnh: du-lich-nhat-ban-ivivu-1

Xin visa

Thủ tục xin visa đi Nhật được công khai trên website của Đại sứ quán, các bạn có thể tham khảo link sau: http://www.vn.emb-japan.go.jp/itpr_ja/Vn_Ryouji_XinVisa.html

Tuy nhiên, mình vẫn tóm tắt lại các hồ sơ cần có cho visa du lịch Nhật Bản tự túc mà có thể trên web không nêu cụ thể để tăng thêm độ chắc chắn được nhận hồ sơ như sau:

  • Hộ chiếu (còn hạn trên 06 tháng kể từ ngày đi)
  • Tờ khai visa theo mẫu của ĐSQ (mẫu kèm theo) có dán 01 ảnh 4,5cm x 4,5cm (ghi đầy đủ họ tên vào mặt sau ảnh)
  • Tài liệu chứng minh khả năng chi trả kinh phí cho chuyến đi:
    • Giấy chứng nhận thu nhập do công ty ký đóng dấu xác nhận (nên làm song ngữ)
    • Sao kê tài khoản 03 tháng gần nhất có xác nhận của ngân hàng (highlight vào những khoản nhận lương hàng tháng) để chứng minh thu nhập
    • Bản photocopy Hợp đồng lao động (không cần bản dịch) để chứng minh mình có công ăn việc làm ổn định
    • Giấy chứng nhận số dư tiền gửi ngân hàng >=100 triệu đồng (bản song ngữ)
  • Lịch trình (theo mẫu kèm theo) trong đó:
    • Yêu cầu điền ngày đến Nhật, ngày về nước. Ghi tên hãng máy bay, sân bay.
    • Lịch trình cần ghi hoạt động từng ngày. Ghi cụ thể địa danh thực tế sẽ đi du lịch, không chỉ ghi tên thành phố như Tokyo, Kyoto.
    • Ghi rõ nơi sẽ nghỉ lại (ví dụ: tên, địa chỉ, số điện thoại khách sạn)
    • Kèm theo lịch trình này cần in thêm booking vé máy bay, booking khách sạn (các bạn có thể book qua các trang đặt phòng trực tuyến và chọn khách sạn nào có hủy phòng miễn phí, khi nào lấy được visa mà muốn book khách sạn khác thì có thể hủy được).

Đối với visa thăm thân thì ngoài các hồ sơ trên còn cần thêm:

  • Thư mời của bên Nhật gửi về kèm theo giấy chứng minh nơi cư trú, chứng minh công việc/ thẻ cư dân của người mời (có thêm giấy bảo lãnh nữa thì tốt).
  • Ảnh chụp chung giữa người mời và người được mời.
  • Visa thăm thân họ hàng 3 đời thì cần thêm giấy tờ chứng minh quan hệ (sổ hộ khẩu, giấy khai sinh thể hiện sự kết nối là có họ hàng).
  • Visa thăm thân bạn bè thì không cần chứng minh họ hàng.

Khi đi nộp ở Đại sứ quán Nhật Bản chịu khó đến xếp hàng sớm lấy số (8h bắt đầu làm việc thì nên xếp hàng từ 7:15-7:30). Nếu bạn được nhận hồ sơ, sau 7 ngày làm việc mà không bị gọi bổ sung thêm giấy tờ gì thì chỉ việc đến nhận visa theo lịch hẹn và cầm theo 610.000 đồng để nộp lệ phí cho ĐSQ.

Lịch trình chi tiết

Nhật Bản là một quần đảo núi lửa ở Đông Á với hàng nghìn hòn đảo lớn nhỏ, trong đó 4 đảo lớn nhất là Hokkaido, Honshu, Shikoku và Kyushu. Đất nước Nhật Bản với vô vàn danh lam thắng cảnh trải dài từ Tây sang Đông với núi lửa - tuyết - hoa lá - sông hồ - biển - đền chùa - cung điện - đô thị tấp nập… mà có đi vài tuần cũng không hết.

Vì vậy, tùy vào thời gian và sở thích, các bạn có thể xây dựng lịch trình du lịch nhật bản tự túc riêng cho mình. Riêng nhóm mình thì lựa chọn quần đảo lớn nhất Honshu với lịch trình 07 ngày đi qua Osaka - Kyoto - Tokyo - Hakone. Khi xác định được các thành phố mình định đi, các bạn hãy tìm hiểu các địa danh nổi tiếng tại thành phố đó qua nhiều kênh thông tin (bạn bè, người thân đã từng đi hoặc ở bên Nhật tư vấn cho, các trang blog chia sẻ về du lịch, các tour của các công ty du lịch…). Sau đó đánh dấu vị trí các điểm đó trên google maps (vào google.com/maps >> click vào menu góc trên bên trái >> Your places >> MAPS >> CREATE MAPS >> sau đó đặt tên maps của riêng mình và tạo các điểm định tham quan). Các bạn có thể tham khảo maps của nhóm mình tại LINK NÀY.

Từ đó bạn sẽ hình dung và kết hợp được lộ trình di chuyển cho hợp lý, tránh việc chạy ngược, chạy xuôi. Một điều lưu ý là google maps có kết nối rất tốt với hệ thống giao thông công cộng (tàu điện, bus) của Nhật nên bạn hoàn toàn có thể tìm được cách di chuyển từ điểm A -> B bằng tàu điện line gì hay tuyến bus số bao nhiêu, dừng ở ga nào/ bến nào… và note lại vào lịch trình.

Tham khảo lịch trình và chi phí thực tế của mình TẠI ĐÂY. Chi phí đã bao gồm vé máy bay, vé tàu, khách sạn, phí tham quan, ăn uống, wifi (chưa bao gồm shopping, quà cáp).

Khách sạn

Có nhiều cách để đặt được phòng ở bên Nhật, nếu đi từ 4-6 người thì bạn có thể thuê dạng căn hộ, giá rất tốt chỉ khoảng 300k-500k/người/đêm. Tuy nhiên địa chỉ thường khá khó tìm và không hiện ra trước khi đặt phòng, thời gian cho check-in khá muộn 3-4pm.

Nhóm mình thì chọn đặt phòng qua trang web đặt phòng trực tuyến - miễn phí hủy phòng cho đến trước 2 ngày so với ngày ở và trả tiền tại khách sạn. Ưu điểm là địa chỉ rõ ràng, thường là cho check-in sớm hơn nhiều so với giờ ghi trên web. Giá phòng từ 650k-1 triệu đồng/người/đêm, có các phòng Japanese Style (rykukan) để trải nghiệm kiểu nằm sàn, cửa kéo khung gỗ dán giấy như trong phim Nhật.

Lưu ý quan trọng, dù đặt phòng qua hình thức nào thì cũng nên chọn vị trí gần các ga tàu trung tâm hoặc nằm trong vòng lặp có thể kết nối nhiều line tàu để tiện cho việc di chuyển, tiết kiệm được nhiều thời gian.

Vé tàu/ bus/ phương tiện công cộng

Nhật Bản là đất nước có hệ thống giao thông công cộng rất phát triển với hệ thống tàu điện, bus bao phủ đến 80% nhu cầu đi lại của người dân. Mặt khác, taxi/uber bên này cũng rất đắt đỏ (ví dụ từ Tokyo Station đến khách sạn mình ở gần Ryogoku station là ~4km, đi tàu điện vé chặng hết 160 JPY thì đi Uber sẽ hết 2.000-2.500 JPY tương đương 420k-525k VNĐ).

Vì vậy, lựa chọn di chuyển bằng tàu điện, bus là tối ưu nhất và bọn mình đã mua thẻ Japan Rail Pass (JR Pass) loại 7-day. JR là hãng tàu lớn nhất nước Nhật với mật độ bao phủ đến 90%, do đó có JR Pass trong tay bạn có thể vi vu khắp nước Nhật với tất cả các line tàu có logo JR (search trên google maps thì sẽ có ghi “service run by JR”), gồm cả tàu nhanh Shinkansen (bullet train) đi xuyên các thành phố với vận tốc 270km/h. Bạn có thể mua sẵn Coupon JR Pass tại VN thông qua các hãng như klook.com với giá 5.967.550 đồng/người lớn (giá có thể tăng giảm theo tỉ giá JPY tại thời điểm mua), giá vé này rẻ hơn so với mua trực tiếp bên Nhật (rồi mang Coupon sang đổi thành thẻ tàu ngay tại quầy vé của JR tại sân bay Kansai).

Ngoài ra, tại một số thành phố bạn có thể phải mua thêm thẻ tàu/bus của hãng khác để kết hợp với JR Pass do có điểm tham quan nằm cách xa ga tàu gần nhất của JR. Ví dụ:

  • Tại Kyoto: mua thêm Kyoto Bus 1-day free pass với giá 600 JPY/người (đi 02 ngày thì mua 2 thẻ, ngày sẽ được in lên thẻ thì bạn cho vào máy trong lần đi đầu tiên).
  • Tại Tokyo: mua thêm Tokyo subway ticket 48-hour free pass của hãng TOEI với giá 1.200 JPY/người, phải xuất trình Passport vì giá này dành cho khách du lịch.
  • Tại Hakone: mua thêm Hakone 2-day free pass tại ga Odawara với giá 4.000 JPY/người để có thể sử dụng toàn bộ hệ thống giao thông công cộng tại Hakone bao gồm tàu điện, cablecar - tàu leo núi có cáp kéo, cáp treo, thuyền ngắm cảnh trên hồ, bus và còn được giảm giá khi ăn uống, mua vé tham quan tại một số điểm như Bảo tàng…

Có một lưu ý nhỏ, do những loại thẻ JR Pass, Kyoto bus, Tokyo subway ticket, Hakone free pass là những thẻ sử dụng thường xuyên (tại khu vực mà nó có hiệu lực) do đó bạn đi đâu cũng nên mang theo người (giống như passport) và để cố định ở một nơi dễ lấy ra/cất vào. Tránh trường hợp như đoàn mình có một vài người làm mất JR Pass, mất hoặc quên Hakone pass và đều phải trả giá bằng tiền mặt.

Hướng dẫn cách tìm đường, đi lại và sử dụng các loại vé phương tiện công cộng

  • Google maps là phần mềm ưu việt sẽ giúp bạn xác định vị trí của mình và tìm đường nhanh nhất để đến được điểm cần đến. Khi bạn tìm đường để di chuyển từ điểm A đến điểm B, app có thể sẽ hiển thị nhiều kết quả và chúng ta sẽ ưu tiên lựa chọn cái nào mà ta đang có thẻ trong tay như đi tàu của JR hay đi bus, subway…

  • Khi bấm vào 1 lựa chọn, bạn sẽ nhìn thấy bạn phải khởi hành từ ga/bến nào; platform số bao nhiêu (ở trong ga sẽ hiện là track); giờ tàu chạy gần nhất tại bến đó (có thể bấm tiếp vào đó để xem được giờ của những chuyến tiếp theo nếu có nhỡ tàu); đi bao nhiêu điểm dừng (stop) thì phải xuống ở ga nào; chuyển sang line tàu khác ở đâu…

  • Ví dụ minh họa, khi tìm đường từ Tokyo station đến khách sạn mình ở là Khaosan World Ryogoku: 1:15pm (thời điểm mình search) có chuyến của Yamanote line (cứ mỗi 6p lại có 1 chuyến), bạn cần đến track số 4 (platform 4) để lên tàu -> tàu chạy 2 bên (2 stops) đến ga Akihabara thì xuống tàu và chuyển sang track 6 để lên tàu khác là Chuo-Sobu Line và đi tiếp 2 bến, xuống ở ga Ryogoku -> đi bộ tiếp 400m để về ks. Giá tiền bạn phải mua vé chặng là 160 JPY nếu bạn không có JR Pass (hay tàu này ký hiệu JY, JB đều là tàu của hãng JR).

  • Khi vào ga, bạn nên để ý các biển chỉ dẫn treo trên trần để biết được đường đi đến line mình cần đến (track số bao nhiêu), và trong cùng 1 line sẽ có 2 chiều tàu chạy ngược nhau nên cần đọc xem track đó ghi đến bến gần nhất là bến nào để biết được hướng mình cần đi cho đúng, tránh lên nhầm tàu hướng ngược lại.

  • Nếu trong 1 ga lớn có nhiều line tàu của các hãng khác nhau, bạn đừng quá lo lắng vì tàu của JR sẽ nằm ở 1 khu riêng và phải đi các cửa soát vé, khi bạn có JR pass trong tay thì sẽ không phải đi qua các làn quẹt thẻ mà sẽ đi thẳng qua làn cạnh quầy an ninh dành cho người khuyết tật, người có thẻ JR Pass để họ check bằng mắt luôn.

  • Trong trường hợp đi bus, nếu tìm đường đi bằng google maps mà kết quả hiển thị nhiều tuyến bus thì có nghĩa bạn có thể lên bất cứ tuyến nào hiện lên trong app. Khi lên xuống bus bạn cũng chỉ cần xuất trình thẻ bus ra mà không cần quẹt hay làm gì cả.

Chi phí và đổi tiền

Sau khi kết thúc chuyến đi, mình đã tổng hợp lại chi phí thực tế trung bình mỗi người là khoảng 25 triệu đồng (chưa bao gồm tiền shopping, quà cáp…). Trong đó bao gồm

1